GIẢI PHÁP CHO TƯƠNG LAI XANH BỀN VỮNG

GIẢI PHÁP CHO TƯƠNG LAI XANH BỀN VỮNG

Cứ mỗi phút trôi qua lại có một lượng rác thải nhựa tương đương với một xe tải chở rác tìm đến các đại dương. Và điều này vẫn đang diễn ra mỗi giây, mỗi phút, mỗi ngày trong suốt nhiều năm. Mặc cho những lợi ích khổng lồ mà nhựa đem lại thì mặt trái mà loại vật liệu này mang lại đang dần vượt quá các giới hạn kiểm soát của con người, buộc chúng ta cần phải hành động ngay để nắm lấy cơ hội bảo vệ tương lai xanh bền vững của Trái Đất.  

Bảo vệ tương lai xanh bền vững

Thực trạng ô nhiễm môi trường từ nhựa

Theo tổ chức Liên Hiệp Quốc, khoảng 7 tỷ trong số 9,2 tỷ tấn nhựa từng được sản xuất từ năm 1950 đến năm 2017 đã trở thành rác thải nhựa. Đây là con số khổng lồ cho thấy sự tiếp tục gia tăng trong sản lượng nhựa sẽ tạo ra nhiều gánh nặng hơn là những lợi ích mà chúng mang lại.

Và một trong những khu vực chịu ảnh hưởng lớn nhất từ nguồn rác thải nhựa chính là đại dương, do nằm ở hạ lưu của gần như mọi địa điểm trên cạn nên đây là cơ quan tiếp nhận phần lớn rác thải nhựa được tạo ra từ đất liền. Ước tính rằng mỗi năm lại có khoảng 12 triệu tấn rác thải nhựa bị đổ xuống biển. Và nếu không có hành động nào được thực hiện thì khối lượng nhựa trong các đại dương sẽ chiến thắng thuyết phục khối lượng cá với tỷ lệ nhựa và cá là 1:1, vào năm 2050.

Sự gia tăng lượng rác thải nhựa trong tương lai

Những hậu quả đáng buồn mà rác thải nhựa để lại trên đường đi của chúng, mà có thể kể đến như: 

  • Phá vỡ cân bằng hệ sinh thái - Bằng cách giết chết nhiều cá thể động vật và đẩy nhiều loài khác đến bờ vực nguy cấp, nhựa đang dần phá vỡ sự cân bằng và tính liên kết của chuỗi thức ăn trong tự nhiên.
  • Đe dọa cho sức khỏe con người - Sự phơi nhiễm nhiễm với vi nhựa đã dẫn đến rất sự tích tụ của chúng bên trong cơ thể người, dẫn đến hậu quả phù và tắt nghẽn trong mô, stress oxi hóa, độc tính tế bào,...
  • Ô nhiễm trắng - Vì cần đến hàng trăm năm để biến mất nên khi tích tụ quá nhiều hoặc nằm rải rác trên các bề mặt nước và mặt đất sẽ gây ảnh hưởng đến kinh tế, chất lượng cuộc sống của con người cũng như gây khó khăn cho các loài động vật để sinh tồn.
  • Cản trở sự sinh trưởng của cây cối - Khi chôn lấp, rác thải nhựa khiến đất không giữ được nước, dinh dưỡng và ngăn cản quá trình khí oxy đi vào đất. 
  • Ô nhiễm không khí - Khi đốt, rác thải nhựa sẽ sinh ra chất độc đi-ô-xin và furan, tác nhân gây ngộ độc, ung thư, giảm khả năng miễn dịch,…

Những nỗ lực đã và đang được thực hiện

Những nỗ lực hướng đến tương lai xanh bền vững có thể kể đến là các lệnh cấm sử dụng vật dụng dụng nhựa dùng 1 lần từ các chính phủ như Liên minh Châu Âu, Canada, Peru,... Đây là là những nỗ lực thỏa đáng, bởi 40% lượng nhựa được sản xuất hàng năm được sử dụng cho các sản phẩm dùng 1 lần, với nhiều sản phẩm có vòng đời chỉ kéo dài trong vài phút hoặc vài giờ nhưng lại có thể tồn tại đến hàng trăm năm trong tự nhiên.

An end to disposable plastic: what changes with the European SUP directive

Hạn chế sử dụng đồ nhựa dùng 1 lần

Bên cạnh chính phủ thì sự trách nhiệm của các doanh nghiệp lớn trong ngành cũng rất đáng được ghi nhận, khi rất nhiều nguồn vốn đã được tái đầu tư vào các hoạt động thu gom rác thải. Điển hình như các thương hiệu PepsiCo, Coca-Cola, Procter and Gamble, Danone, Unilever và Dow cam đã kết tài trợ cho khoản đầu tư 90 triệu đô la vào hoạt động này. Đồng thời, rất nhiều hoạt động tái chế cũng như các chương trình bảo vệ môi trường được ra đời từ các thương hiệu lớn nhỏ.

Ngoài ra, một động lực không nhỏ trong việc thúc đẩy xây dựng một tương lai xanh bền vững đến từ chính người tiêu dùng. Nhờ nhận thức về các vấn đề môi trường không ngừng được nâng cao mà các lợi ích của môi trường đã trở thành một trong những yếu tố quan trọng đối với người tiêu dùng khi cân nhắc chi tiêu cho bất kỳ sản phẩm nào.

Sustainable consumption + branding - Sedgwick Richardson

Tham gia xu hướng tiêu dùng xanh

Giải pháp cho tương lai xanh bền vững

Để biến tương lai xanh bền vững trở thành hiện thực, chúng ta cần nỗ lực với biện pháp hiệu quả hơn nữa. Đặc biệt là việc đầu tư nguồn lực vào việc phát triển các vật liệu thay thế nhựa thay vì cố gắng loại bỏ chúng. Trong đó, có thể kể đến là sự trỗi dậy của các loại vật liệu nhựa sinh học mới, với các đặc tính có thể thay thế vai trò của nhựa truyền thống nhưng có ít các ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường hơn.

>>> Tìm hiểu thêm tại: SỐNG XANH VỚI NHỰA SINH HỌC

Như theo tổ chức European Bioplastics, năng lực sản xuất nhựa sinh học toàn cầu sẽ liên tục tăng trưởng bất chấp những cản trở của đại dịch Covid-19, từ khoảng 2,4 triệu tấn vào năm 2021 lên 7,5 triệu tấn vào năm 2026. Và hoàn toàn có khả năng sản lượng này sẽ đạt mức tăng gấp ba lần hiện nay chỉ trong vòng 5 năm tới theo dữ liệu thị trường được tổng hợp với sự hợp tác của Viện nova (Hürth, Đức), chiếm khoảng 2% tổng năng lực sản xuất nhựa nói chung.

Năng lực sản xuất nhựa sinh học từ năm 2020 - 2026

Tuy nhiên, vì nhựa sinh học với các khả năng phân hủy hoàn toàn hoặc triệt để không ảnh hưởng đến môi trường và có chi phí hợp lý vẫn còn một giai đoạn phát triển dài phía trước để đạt được. Nên việc tập trung phát triển và sử dụng nhựa dựa trên sinh học (Bio-composite), một trong 3 loại nhựa sinh học, đang là phương pháp tối ưu nhất trong thời điểm hiện tại.

>>> Tìm hiểu thêm tại: NHỰA DỰA TRÊN SINH HỌC - CÓ THỂ LÀ GIẢI PHÁP BẠN ĐANG TÌM KIẾM

Điển hình như với nhựa dựa trên sinh học - Coffee Bio-composite - được sản xuất bởi AirX Coffee, chúng gần như sở hữu mọi đặc tính tương tự như loại nhựa nguyên sinh được sử dụng làm nguyên liệu đầu vào sản xuất. Tuy nhiên, hạt nhựa Coffee Bio-composite vẫn có phần lớn thành phần làm từ bã cà phê tái chế nên chúng vẫn sở hữu những đặc điểm thân thiện môi trường tối ưu và có giá thành gần bằng giá thành của nhựa truyền thống khi sản xuất ở quy mô lớn.

Hãy liên hệ hợp tác với chúng tôi ngay nếu bạn đang có nhu cầu chuyển đổi sang sử dụng nhựa sinh học vì một tương lai xanh bền vững hơn.
 

← Bài trước Bài sau →